Kinh nghiệm du lịch Thái Lan

Ngành du lịch là một ngành chính của nền kinh tế Vương quốc Thái Lan vì thế du lịch Thái Lan phát triển rất tốt, là một trong những ngành đóng góp GDP rất lớn cho Thái Lan. Ngành du lịch Thái Lan cất cánh khi những người lính Mỹ bắt đầu đến đầy thập niên 1960 và cho đến nay  thu hút rất nhiều du khách trên thế giới. Trong những năm gần đây, du khách Việt Nam rất quan tâm đến du lịch Thái Lan do giá cả rất hợp lý và được hưởng nhiều khuyến mãi hấp dẫn. Vì thế trước khi đi du lịch Thái Lan, du khách nên trang bị một số kinh nghiệm du lịch Thái Lan để có một chuyến đi thoải mái và thú vị. Sau đây là một số điều nên lưu ý khi đăng ký tham gia chương trình du lịch Thái Lan:

1. Mang theo hộ chiếu bên người hoặc có thể gởi cho Trường đoàn làm thủ tục gởi khách sạn - điều này rất quan trọng để bạn có một chuyến đi suôn sẻ.
2. Ghi sẵn điện thoại của Đại sứ quán VN tại Thái Lan, phòng khi xảy ra trường hợp không mong muốn. Hoặc liên lạc với TAT (cơ quan quản lý du lịch ở Thái Lan), tổ chức này cởi mở, nhiệt tình và thiện cảm, +66 2250 5500.
Địa chỉ ĐSQ VN tại Thái Lan:

    83/1 Wireless Road, Pathumwan, BKK 10330
    Tel: 0-2251-5836-7-8; Fax: 0-2251-7203
    Email: vnembassy@bkk.a-net.net.th.

3. Người Thái Lan nói tiếng Anh tốt và rất dễ hiểu, không cần quá căng thẳng khi dùng tiếng Anh. Trong trường hợp không nói được tiếng Anh, có thể nói… tiếng Việt, đôi khi họ cũng có thể hiểu.
4. Không cần trả giá khi đi shopping, vì họ nói thách rất ít, trừ khu chợ Patpong. Nhưng bạn nhớ bất kỳ shop nào, ki-ốt nào cũng có máy tính, quí khách có thể trả giá thông qua máy tính.
5. Luôn mang theo bản đồ. Bản đồ phát miễn phí không hạn chế số lượng ở ngay sân bay, xuống máy bay nên cầm ngay 2-3 tờ bản đồ.
Đi shopping ở đâu:
Ghi nhớ: tất cả các shop và siêu thị chỉ mở cửa từ khoảng 10-10h30 sáng (một số ít có thể mở từ 9h30), đừng đi sớm quá mà phải đứng ngoài chờ. Chợ thì mở sớm hơn.
- Quần áo bình dân, trang sức bình dân, đồ điện tử: Pratunam. Khu này có hàng lố đại siêu chợ chen chúc nhau bán quần áo và trang sức bình dân; hầu như không niêm yết giá nhưng cũng ít nói thách. Đại siêu thị Platinium, Central World cũng khá ổn. Pantip Plaza thì quá nổi tiếng rồi, bán linh kiện máy tính, đồ điện tử
- Quần áo và trang sức cao cấp, đồ gia dụng cao cấp: Siam. Khu này có chuỗi siêu thị sang trọng, đẹp, mua thì chắc ít nhưng đáng để ngắm như Siam Center, Siam Paragon, Central World…
- Có thể xem thêm hàng cao cấp ở The Emporium, khu Sukhumvit.
- Các khu siêu thị lớn: có thể thấy trên bản đồ, ở nhiều nơi có tập trung vài ba siêu thị, dễ dàng đi bộ từ siêu thị nọ tới siêu thị kia. Một siêu thị không thể không đến là MBK, bán từ quần áo, trang sức, đồ gia dụng, nội thất cao cấp và trung bình, đồ điện tử…, và các đồ trang trí rất đáng yêu, bán ở tầng trên cùng, giá rẻ.
Các siêu thị khác rất nên đến (mỗi loại có vài ba cái ở Bangkok, vị trí đều ghi rõ trên bản đồ): Lotus Texaco, Center, Robinson, Big C
- Chợ cuối tuần Chatuchak, cũng có trên bản đồ luôn. Rất nhiều đồ trang trí nhà cửa và trang sức (đặc biệt là bạc). Đẹp và hơi đắt tí (mặc dù chợ thì khá là bình dân). Mở cửa từ khoảng 8h-18h thứ 6,7,CN (riêng thứ 6 là bán buôn). Từ trung tâm Bangkok đi Chatuchak nên đi bằng Skytrain (tàu điện trên không), vừa nhanh vừa rẻ. Phải xếp hàng nếu đi vào giờ cao điểm thôi.
- Chợ đêm Suan Lum Night bazzar, không thể không đến. Mở từ khoảng 18h30-24h hàng ngày. Riêng cái chợ này đi là phải nhìn bản đồ. Bán đủ loại từ quần áo, giầy dép, chai lọ bát đĩa đèn sáo ga gối tranh ảnh hộp kệ tủ……. Chợ này bán nhiều đồ bơi nhái mẫu châu Âu, giá hợp lý và đẹp. Nhược điểm là hầu như không có chỗ thử quần áo.
- Patpong: chợ họp hàng đêm, đi để ngắm thôi, toàn hàng giả bằng giá hàng thật.
- Chinatown và chợ Pahurat: mua linh kiện ôtô, xe máy ko thể ko đến đây. Nhưng lưu ý là cuối tuần hầu như chợ này nghỉ, ít tiệm mở cửa bán hàng.
- Khao San Road: bán nhiều đồ “dân tộc”, đồ bạc.
Mua bán ở Thái nói chung dễ chịu. Câu cửa miệng của họ là “have a look first” (cứ xem đi đã), xem và thử thoải mái, ko mua thì thôi, họ vẫn tiễn bằng câu “thank you”.

Ăn gì:
- Nên tranh thủ ăn luôn tại các đại siêu thị. Tầng 4 hoặc 5 thường là các food town với hàng chục loại đồ ăn, kể cả đồ VN; có đủ đồ tráng miệng và đồ uống. Nói chung tầm 30-45k/người là ăn ngon; rẻ hơn cũng được. Hầu như thanh toán bằng coupon, mua coupon khi vào ăn và nếu ko sử dụng hết có thể refund ngay tại quầy.
- Cuối ngày nên làm vài ba cốc sữa chua và 1 chai La Vie thật to ở Seven 11 (chuỗi minimart có ở khắp nơi trong Bangkok, giá rẻ, mở cửa 24h đêm hàng ngày) về khách sạn ăn, bổ sung vitamin
- Trên đường đi bộ có thể mua hoa quả bán trên phố, ngon bổ rẻ và mát.
- Kem ở Thái rất ngon, ở các khu trung tâm thương mại đều có cả.

- Đổi tiền:
- Quầy đổi tiền có ở khắp nơi, tỷ giá có thể chênh lệch chút xíu nhưng nói chung chẳng đáng bao nhiêu.
- Xài tiền đến đâu đổi đến đó tránh phải đổi ngược thành USD.
- Nếu có thể credit hoặc debit thì tốt nhất mang theo thẻ.

Đi gì
- Nếu chưa quen đường sá, taxi là phương án tốt. Rẻ và dễ chịu. Đi từ sân bay về khách sạn và ngược lại tất nhiên nên đi taxi, hết khoảng 300-400bath thôi. Nhớ cứ để đồng hồ tính tiền nhé, đừng trả giá trước, thường đắt hơn để đồng hồ đó.
- Nếu quen đường, đi tuk tuk mặc cả cho sướng, lại còn mát.

Nếu đi tham quan:
- Hoàng cung là một điểm rất đáng để đi xem, đẹp và rộng, xem cũng hết 1 buổi. Khi vào Hoàng cung, đền, chùa, lưu ý nên mặc quần áo dài, đừng “hở” nhiều quá mà họ nhắc nhở.

Một số lưu ý khác:
- Khi đi mua sắm, nhớ mang theo: card của khách sạn (lúc về chỉ cần đưa cho lái xe, đỡ giải thích nhiều), đi giầy gót thấp (tốt nhất là giầy thể thao loại nhẹ), ba lô to (có thể khóa lại bằng 1 chiếc khóa con), 1 chai nước, 1 chiếc ô (một ngày có thể nhiều lần mưa và nắng xen kẽ nhau)
- Khi đi ra khỏi khách sạn, vali để ở phòng nên khóa lại. Chìa khóa phòng luôn luôn gửi lại khách sạn. Buổi tối trước khi về KS nên mua hẳn chai nước to mà uống cho thỏa thích, đừng uống đồ trong tủ lạnh của khách sạn, đắt gấp 3
- Gọi điện: có thể mua sim và thẻ, bán ở khắp nơi, khoảng hơn 100k là có thể gọi về VN rồi (tất nhiên với số tiền ấy chỉ gọi được vài phút thôi)
- Tôn trọng quy định về xếp hàng: đừng cố chen lấn nhé, họ sẽ nhìn mình với con mắt thiếu thiện cảm đấy
- Trước khi đi, in sẵn vé máy bay và voucher check in khách sạn.

- Đối với những người có bệnh đặc biệt nên mang theo thuốc riêng. Cẩn thận tiền bạc, túi xách nơi công cộng, chú ý khi qua đường.
- Nên chuẩn bị máy quay phim, máy ảnh, trước khi khởi hành.
- Không nên xả rác, hút thuốc ở nơi công cộng.

Sửa